Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loại “đá nhựa” trong một nhánh sông, có thể được hình thành từ túi và chai nhựa. Đây được coi là một dạng ô nhiễm nhựa mới, với các màng mỏng của chất thải nhựa kết hợp hóa học với các tảng đá tự nhiên. Phát hiện này đã góp phần vào sự nhận thức của các nhà khoa học về việc nhựa có thể trở thành một phần của địa chất trái đất.
Rác thải nhựa đôi khi đọng lại trên đá bên sông, chẳng hạn như bãi đá này ở Chinautla, Guatemala.
Năm 2020, các nhà địa chất đã miêu tả việc tìm thấy nắp chai nhựa, hoa tai nhựa và các vật mang khác bị ấn lõm trong các tảng đá trầm tích ở Brazil. Có nghi ngờ rằng những tảng đá này là những anthropoquinas – thuật ngữ để chỉ các đá trầm tích có khả năng kết dính có liên quan đến con người, hay còn được gọi là technofossils (hóa thạch công nghệ). Các nhà khoa học đã đề xuất thuật ngữ plastiglomerates để chỉ loại đá được tạo thành từ hỗn hợp các hạt trầm tích, các mảnh vụn tự nhiên khác và vật liệu do con người tạo ra, được liên kết bằng nhựa.
Những tấm rác nhựa liên kết hóa học với những tảng đá nằm dọc theo một con lạch
Các nhà khoa học đã tìm thấy đá nhựa phủ trên một nguồn nước ở thành phố Hà Trì, Trung Quốc. Khi nghiên cứu các mẫu vật này, họ phát hiện rằng các màng polyethylene trong nhựa đã liên kết hóa học với đá bằng các nguyên tử carbon và silicon, được hỗ trợ bởi nguyên tử oxygen. Sự liên kết này có thể được điều hướng bởi tia bức xạ mặt trời hoặc hoạt động của cộng đồng vi sinh vật sống trên đá nhựa.
Nguồn:
[1] https://www.nature.com/articles/d41586-023-01037-6
[2] Hoàng Nam – https://khoahocphattrien.vn/