Trang chủ Liên kếtHọc tập và làm theo lời Bác Ngày 8-3-1952: Bác Hồ khẳng định “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”

Ngày 8-3-1952: Bác Hồ khẳng định “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”

bởi admin
35 views

Ngày 8-3-1952, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ, Người nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 8-3

Sự kiện trong nước

– Ngày 8-3-40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được nhân dân ủng hộ. Song vì lực lượng yếu hơn giặc nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại.

– Ngày 8-3-1965, Lực lượng quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam với 3.500 thủy quân lục chiến tại miền Nam.

Sự kiện quốc tế

Ngày 8-3-1950, Nguyên soái Liên Xô Voroshilov thông báo với thế giới rằng, nước này đã chế tạo thành công bom nguyên tử.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Mô hình quả bom RDS-1 hoàn chỉnh được trưng bày tại Moskva. Ảnh: Sputnik.

– Ngày 8-3-1899, các nữ công nhân ngành dệt và ngành may ở Chicago (Mỹ) đã bãi công, biểu tình đòi tǎng lương, giảm giờ làm việc. Cuộc đấu tranh này đã giành được thắng lợi.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Hàng nghìn phụ nữ ở Petrograd, Nga tuần hành đòi “bánh mỳ và hòa bình” vào ngày 8-3-1917. Ảnh: CNN

Nǎm 1910, Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II họp tại Copenhaghen, Thủ đô Đan Mạch, Chủ tịch hội nghị là bà Clara Zetkin (người  Đức) đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định hàng nǎm lấy ngày 8-3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.

Theo dấu chân Người

– Ngày 8-3-1926, từ Quảng Châu, với bí danh “Nilovski”, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản đặt vấn đề muốn biết vì sao không nhận được những tài liệu tuyên truyền mà mình đã gửi thư yêu cầu, báo cáo những việc đã hoàn thành và tiếp tục chuyển cho Quốc tế Cộng sản những tài liệu liên quan đến phong trào nông dân ở Trung Quốc.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tại tòa thị chính ở Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu làm nô lệ một lần nữa (9-1946). Ảnh tư liệu.

– Ngày 8-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Chính phủ thông báo tình hình xung đột Pháp-Hoa tại Hải Phòng và một số triển khai chuẩn bị cho khả năng đàm phán tại Pari. Buổi chiều, Bác triệu tập 50 cán bộ chỉ huy tự vệ thành Hà Nội nhắc nhở nhiệm vụ tuyên truyền cho dân chúng và cảnh giác với những âm mưu của quân Pháp, phải nhã nhặn nhưng không nhu nhược, phải chuẩn bị chủ động và liên tục… Cũng ngày hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Nghiêm lệnh” với nội dung “Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa, trong lúc Quân đội Trung Hoa thoái triệt…”.

– Ngày 8-3-1952, lần đầu kỷ niệm Ngày Phụ nữ Quốc tế, Bác viết thư động viên: “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến… Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà và là một lực lượng trong Quốc tế phụ nữ.

Nhân dịp 8-3, tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc… Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội, và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ… Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở Việt Bắc, tháng 2-1949. Ảnh tư liệu.

Cùng ngày, Bác viết bài “Nam nữ bình quyền” với những lập luận sâu sắc: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to!

Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó.

Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội.

Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu…

Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy Dệt 8-3 nhân dịp chuẩn bị khánh thành vào ngày 8-3-1965. Ảnh tư liệu.

– Ngày 8-3-1965, Bác Hồ đến thăm Nhà máy Dệt 8-3 là công trình xây dựng có phần vốn đóng góp của phụ nữ và hiện đại nhất miền Bắc vào thời điểm đó. Cùng ngày, trong bài “Sách trắng của Mỹ” đăng trên Báo Nhân Dân, Bác vạch rõ bản chất và kết cục tất yếu của cuộc chiến tranh Việt Nam: “Đế quốc Mỹ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: Hoặc là chuẩn bị tinh thần chờ đón một trận Điện Biên Phủ, hoặc là thi hành đúng Hiệp định Giơnevơ năm 1954, tức là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược… Nếu đế quốc Mỹ khôn hồn theo con đường thứ hai, nhân dân Việt Nam sẽ sẵn sàng hoan tống họ một cách lịch sự”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngày này năm xưa và Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật)

Lời Bác dạy Ngày này năm xưa

“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”

Sinh thời Hồ Chủ tịch luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày 8-3-1952, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ, Người nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Người tặng hoa cho ba nữ dân quân Quảng Bình, Vĩnh Linh (24-9-1968). Ảnh tư liệu.

Bức thư ấy được đăng tải toàn văn trên Báo Nhân Dân, số 49, ngày 13-3-1952. Nội dung thư đã nêu bật vai trò to lớn của phụ nữ trong cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, các bà, các mẹ, các chị đã xung phong đi dân công, giúp thương binh, hòa lòng yêu nước, yêu con, yêu chiến sĩ thành mối yêu thương không bờ bến. Người yêu cầu các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thực hơn với phong trào phụ nữ để phong trào ấy chắc hơn, rộng hơn, mạnh hơn. Đồng thời người giao nhiệm vụ cho phụ nữ trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ: Phải thắt chặt đoàn kết, thi đua tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tích cực tham gia chính quyền, giúp đỡ bộ đội, bảo vệ nhi đồng…

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3 năm 1961. Ảnh tư liệu.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, kế thừa và phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; từ các phong trào thi đua rộng lớn của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ, tiêu biểu với các phong trào thi đua “Ba đảm đang”, phong trào “Đồng khởi”… đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng dũng cảm trong chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được lịch sử vinh danh, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, xứng đáng với 8 chữ Vàng Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Khối nữ chiến sĩ thông tin liên lạc trong lễ diễu, duyệt binh mừng Ngày Quốc khánh 2-9-2015. Ảnh: Vietnamnet.vn.

Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phụ nữ Quân đội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, học tập, lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để cùng với phụ nữ cả nước thực hiện trọn vẹn lời Bác Hồ dạy năm xưa.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

– Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1770 ra ngày 8-3-1966 có đăng tin “Hồ Chủ tịch thưởng huy hiệu cho những phụ nữ gương mẫu” trong sản xuất, công tác và chiến đấu góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1770 ra ngày 8-3-1966.

Nguồn: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp (qdnd.vn)