Trang chủ Chuyên môn [Góc Địa lí] VỤ SẠT LỞ ĐẤT Ở ĐÀ LẠT VÀ GÓC NHÌN ĐỊA LÍ

[Góc Địa lí] VỤ SẠT LỞ ĐẤT Ở ĐÀ LẠT VÀ GÓC NHÌN ĐỊA LÍ

bởi Địa Lý Tổ
65 views

Rạng sáng ngày 29/6/2023, tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã xảy ra một thảm hoạ đáng tiếc đã gây những thiệt hại về người và của. Vậy dưới góc độ Địa lí, chúng ta hãy cùng phân tích hiện tượng, nguyên nhân và giải pháp.

  1. Mô tả hiện tượng

Hiện tượng xảy ra vào rạng sáng, sau khoảng 2 tiếng đồng hồ mưa lớn, kết hợp với điều kiện địa hình dốc của Đà Lạt nên sức nước và bùn đất càng mạnh hơn.

Bảng 1. Lượng mưa các tháng trong năm của Thành phố Đà Lạt, năm 2021.

Địa điểm  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đà Lạt .. .. 7,6 270,3 108,2 96,7 328,3 224,1 269,6 252,6 134,9 66,2

Nguồn: Tổng cục thống kê

Việt Nam nói chung là một quốc gia nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa phân mùa rõ rệt. Mùa mưa có lượng mưa chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm. Vì vậy, trong suốt thời gian mùa khô hiện tượng phong hoá diễn ra mạnh mẽ, phá vỡ kết cấu của nền đất, mùa mưa quá trình bóc mòn, vận chuyển dễ dàng mang các vật liệu phong hoá (đất, đá) đi. Gây nên hiện tượng lở đất.

  1. Giải thích nguyên nhân
  • Đà lạt là một vùng núi cao, địa hình dốc tạo điều kiện để quá trình bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh.
  • Chế độ mưa theo mùa, mùa mưa có lượng mưa lớn.
  • Rừng có vai trò quan trọng trong công tác phòng hộ, vì rừng giúp giữ ổn định cho lớp đất trên mặt. Đồng thời, nếu có rừng thì hơn ¾ lượng nước do mưa mang đến sẽ được chuyển xuống các mạch nước ngầm, chỉ có một phần ít là bị chảy tràn trên mặt. Tuy nhiên trong những năm qua do tác động của quá trình đô thị hoá, các khu vực rừng ở Đà Lạt bị mất do quá trình xây dựng nhà cửa, đường xá; địa điểm cư trú, quán ăn, nhà hàng… phục vụ cho du lịch làm cho diện tích rừng bị mất.
  • Mật độ giao thông dần tăng cao, hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng nhà kính diễn ra phổ biến… dẫn đến sự biến đổi về khí hậu của khu vực này, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó mưa cũng biến đổi thất thường.
  • Xây dựng nhà kính không kiểm soát dẫn đến mưa rơi xuống không thấp xuống đất được mà chủ yếu chuyển thành các dòng nước chảy tràn trên mặt từ đó làm cho sức nước trở nên mạnh hơn.
  • Quy hoạch đô thị chưa bắt kịp với nhịp độ đô thị hoá dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
  1. Một số giải pháp
  • Quy hoạch lại đô thị để đáp ứng được sự phát triển của đô thị.
  • Trồng cây thêm cây xanh để duy trình đủ tỉ lệ bao phủ của rừng.
  • Nâng cao ý thức của người dân về môi trường.