Trang chủ Chuyên môn BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ CHỨNG MINH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ CHỨNG MINH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

bởi Lịch Sử Tổ
53 views

 

BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ

CHỨNG MINH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

TS. Nguyễn Tiến Vinh

                Từ thế kỉ XVII, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu của nước ngoài đề cập về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các hoạt động của nhà nước phong kiến Việt Nam. Thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo thời Pháp thuộc. Bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

1. Nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ XVII

            Theo hiểu biết địa lý thời xưa, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi Cát Vàng.

           Nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp.

            Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm “đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa.

          Việc khai thác và quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được các vị vua triều Nguyễn liên tục triển khai quản lý và củng cố qua hoạt động khai thác và đo đạc, khảo sát, trồng cây, xây miếu.

2. Các tài liệu lịch sử, địa chí và bản đồ

Toàn tập “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, tự Công Đạo (1686).

 “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng“… “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

(Nguồn: Uỷ ban biên giới quốc gia – Bộ ngoại giao)

“Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776).

“… Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm thì mới đến, là chỗ gần Bắc Hải”.

(Nguồn: Uỷ ban biên giới quốc gia – Bộ ngoại giao)

“Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821).

“Đại Nam thực lục tiền biên” (1844-1848).

“Đại Nam thực lục chính biên” (1844-1848)

Quyển 52: Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) … Vua phái thuỷ quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thuỷ…

(Nguồn: Uỷ ban biên giới quốc gia – Bộ ngoại giao)

“Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (1910).

Dư địa chí “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, “Quốc triều chính biên toát yếu” (1910).