KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
DỰ ÁN: “TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC”
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
- Thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt |
1. Phẩm chất chủ yếu | |
Trách nhiệm | Tích cực, chủ động, có trách nhiệm trung thực trong học tập cũng như cuộc sống, hình thành nên tinh thần học hỏi tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. |
2. Năng lực chung | |
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | Nhận biết được những việc làm thể hiện tinh thần học hỏi tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Phân tích, đánh giá, tham gia tranh luận được một số vấn đề đơn giản thể hiện tinh thần học hỏi tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. |
3. Năng lực điều chỉnh hành vi | |
Nhận thức chuẩn mực hành vi | Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. |
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác | Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. |
Điều chỉnh hành vi | Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được thái độ, hành vi phù hợp |
4. Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp | Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề.
Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. |
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên cần chuẩn bị:
- Tài liệu tham khảo: STK, SGK
- Thiết bị hỗ trợ dạy học, trình chiếu: máy tính xách tay, bút trình chiếu.
- Học sinh cần chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS có 2 tuần để chuẩn bị tìm kiếm tài liệu lên ý tưởng cho dự án
- Sản phẩm dự án.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: dạy học Dự án, dạy học Giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: sơ đồ tư duy, phòng tranh, khăn trải bàn.
- Hình thức: thuyết trình sản phẩm dự án, thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề, vấn đáp.
- TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Để thực hiện được bài dạy có vận dụng phương pháp dạy học dự án, trước khi bắt đầu thực hiện bài học này, GV cần chuẩn bị điều kiện thực hiện dự án như sau:
- Tên dự án: “TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC”.
- Thời gian thực hiện: 4 tuần.
- Dự kiến báo cáo dự án: Từ ngày 25/9/2023 đến ngày 20/10/2023
– Mỗi lớp sẽ chia làm 4-5 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn một trong những nét đặc sắc của dân tộc để giới thiệu. Có thể là về ẩm thực; trang phục; loại hình âm nhạc; hay những phong tục tập quán vào các dịp lễ tết; nghệ thuật; kiến trúc…
– Các sản phẩm mà học sinh có thể thực hiện:
- Poster, infographic, …
- Bài Power point
- Video
- Sách ảnh
Lưu ý: Các nhóm nộp sản phẩm cho giáo viên kèm theo biên bản làm việc nhóm.
Một số hình ảnh sản phẩm của học sinh thực hiện trong buổi báo cáo: