Trang chủ Chuyên môn KHÁM PHÁ HÓA HỌC TRONG TRANH SƠN DẦU – DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC

KHÁM PHÁ HÓA HỌC TRONG TRANH SƠN DẦU – DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC

bởi Hóa Học Tổ
49 views

 Chất liệu sơn dầu dưới góc nhìn khoa học

Để hoàn thiện một tác phẩm sơn dầu, trước tiên bạn cần nắm rõ những nguyên lí cơ bản của chất liệu này. Bản thân sơn dầu ẩn chứa những thành phần nào mà có thể khiến chúng rực rỡ đến vậy? Hay tại sao tranh sơn dầu lại dễ bị nứt? Loại dầu nào thường được các hoạ sĩ ưa chuộng? Những điều cần lưu ý khi vẽ tranh sơn dầu?… Bài viết sau đây sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi xoay quanh chủ đề sơn dầu và đưa ra những nhận định khoa học đúng đắn về chất liệu này.

Giới thiệu về sơn dầu

Tất cả các chất liệu mỹ thuật đều có chung một số đặc tính khiến chúng khác với thuốc nhuộm thông thường. Bản thân chúng chứa các hạt sắc tố liên kết trong một dung môi nhất định. Vậy nên, sơn dầu chứa các hạt màu liên kết trong dầu, sơn acrylic chứa các hạt màu liên kết trong polyme acrylic, và màu nước là chất màu liên kết trong môi trường hòa tan trong nước (gôm arabic). Tóm lại, tất cả các loại sơn đều là bột màu + dung môi. Khác với các loại chất liệu khác, bên trong sơn dầu chứa các tác nhân có khả năng làm chậm hoặc tăng tốc độ khô, tạo kết cấu hoặc giúp các hạt màu liên kết trong môi trường. Các loại sơn dầu giá thấp thường có quá nhiều chất kết dính và dễ bạc màu theo thời gian.

Yếu tố sắc màu

Khoảng 150 năm trước, các họa sĩ đã phải trộn từng mẻ sơn dầu bằng tay. Khi đó, các hạt màu không có cùng kích thước và không phân tán với tốc độ như nhau trong môi trường dầu. Từ đó dẫn đến nhận định là một số màu dầu sẽ chứa nhiều dầu hơn trong khi một số khác sẽ chứa ít. dầu hơn. Điều đó đòi hỏi các hoạ sĩ phải rất am hiểu quy tắc nhiều dầu trên ít dầu để tránh tranh bị nứt sau khi đã hoàn thiện. Giả sử bạn đang vẽ một bông hồng đỏ, để thể hiện được ý tưởng của mình, bạn có thể sơn theo thứ tự sau: xanh mangan, đỏ cadmium, đỏ quinacradone, đỏ thẫm alizarin. Hầu hết điều này sẽ không còn quan trọng đối với các họa sĩ sơn dầu hiện đại, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Nguồn: vanvi.com.vn và infographic chemistry