Trang chủ Chuyên mônĐịa lý CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG NGHỆ CHUYỂN HƯỚNG MẠNH KHỎI TRUNG QUỐC

CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG NGHỆ CHUYỂN HƯỚNG MẠNH KHỎI TRUNG QUỐC

bởi Địa Lý Tổ
23 views

Theo thanhnien.vn, ngày 10/01/2023 đưa tin Tập đoàn Dell, chuyên sản xuất máy tính của Mỹ, đặt mục tiêu ngừng sử dụng chip sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024. Dell cũng đã yêu cầu các nhà cung cấp giảm đáng kể số lượng các thành phần “sản xuất tại Trung Quốc” khác trong các sản phẩm của Dell như một phần trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

“Sự thay đổi quyết tâm không chỉ liên quan đến những con chip hiện được sản xuất bởi các doanh nghiệp Trung Quốc mà còn tại các cơ sở ở nước này”, tờ Nikkei Asia dẫn lời một nguồn tin thân cận nhận định. Cũng theo nguồn tin này: “Nếu các nhà cung cấp không có biện pháp ứng phó, cuối cùng họ có thể mất đơn đặt hàng từ Dell”. Chính vì thế, động thái của Dell có thể khiến các nhà cung cấp của tập đoàn này phải chuyển hướng sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Không chỉ Dell, theo tờ Nikkei Asia, một đối thủ của tập đoàn này là HP (Mỹ) cũng đã bắt đầu khảo sát các nhà cung cấp của mình để đánh giá tính khả thi của việc chuyển hoạt động sản xuất và lắp ráp ra khỏi Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của một nhà cung cấp chip cho cả Dell và HP thông tin: “Trước đây, chúng tôi biết Dell có kế hoạch đa dạng hóa khỏi Trung Quốc, nhưng lần này khá triệt để. Họ thậm chí không muốn chip của mình được sản xuất tại Trung Quốc, với lý do lo ngại về chính sách của chính phủ Mỹ… Đó là một kế hoạch thực sự và đang diễn ra, xu hướng này có vẻ không thể đảo ngược”.

Ngoài chip, Dell đã yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện khác như mô đun điện tử và bảng mạch in, cũng như các nhà lắp ráp sản phẩm giúp chuẩn bị năng lực ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, như Việt Nam – theo tờ Nikkei Asia dẫn một số nguồn tin.

Liên quan xu thế này, cuối tháng 12.2022, tờ Nikkei Asia đưa tin Apple có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất máy tính MacBook sang Việt Nam. Cụ thể hơn, theo đề nghị từ Apple, Tập đoàn Foxconn (Đài Loan), đơn vị gia công sản phẩm cho Apple, dự kiến bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam từ tháng 5.2023.

Và rất nhiều các công ti công nghệ khác cũng đã chuyển hướng xây dựng nhà máy ở Việt Nam

Vậy nhìn theo góc độ Địa lí có thể giải thích được vì sao Việt Nam là điểm đến lí tưởng cho chuỗi cung ứng? đánh giá những thuận lợi, thách thức và tâm thế cần thiết của chúng ta để đón đầu được xu thế này là gì?

Đầu tiên những thuận lợi của Việt Nam để giúp nước ta trở thành điểm đến của chuỗi cung ứng là:

  • Vị trí địa lí thuận lợi để dịch chuyển các tổ hợp nhà máy, nhập nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu thành phẩm ra thị trường quốc tế.
  • Nước ta có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, khoáng sản phong phú.
  • Dân cư nước ta đông cung cấp lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, chất lượng lao động không ngừng nâng cao trong những năm qua, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong nhóm ngành CN Điện tử – tin học.
  • Nền kinh tế có sức phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng lớn.
  • Chính sách của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi.
  • Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, phục vụ tốt cho xuất nhập hàng hóa.

Những thuận lợi mà nước ta có thể kể đến là:

  • Tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
  • Phát triển công nghiệp tạo đà cho phát triển kinh tế chung.
  • Thu hút được lượng lớn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta.
  • Hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi số sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn:

  • Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lớn, phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh bởi lao động ngoài nước.
  • Các ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển đủ để đáp ứng tốt cho việc hình thành chuỗi cung ứng.
  • Có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên trong nước.