Trang chủ Chuyên môn VÀI NÉT VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (1875 – 1946)

VÀI NÉT VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (1875 – 1946)

bởi Lịch Sử Tổ
169 views

VÀI NÉT VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (1875 – 1946)

TS. Nguyễn Tiến Vinh

        Sự có mặt của thực dân Pháp ở Đông Dương đã đặt ra yêu cầu phải có một đồng tiền chung, thực hiện hợp tác giữa các cá nhân với các quyền lực công. Vì vậy, ngân hàng Đông Dương được lập ra nhằm thực hiện những nhiệm vụ đó.

      Ngân hàng Đông Dương đóng một vai trò quan trọng, không những ở các vùng đất thuộc Pháp ở hải ngoại, mà còn ở cả nước ngoài trong suốt thời kì hiện diện của nước Pháp. Ở Đông Dương, sự hiện hiện tài chính và kinh tế thuộc địa kéo dài đến năm 1947.

      Ngân hàng Đông Dương có hai ảnh hưởng đến sự tiến triển của kinh tế thuộc địa. Thứ nhất, nó giữ vai trò tiền tệ; Thứ hai, nó giữ vai trò tài chính.

NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG Ở SÀI GÒN

1. Về vai trò tiền tệ

      Ngân hàng Đông Dương được thành lập năm 1875 với số vốn ban đầu là 8 triệu frs của tư nhân dưới sự bảo hộ của Chi nhánh thương phiếu, tín dụng thành phố Lyon, Tín dụng kĩ nghệ và ngân hàng Paris và Hà Lan. Ngân hàng Đông Dương được đặc quyền phát hành giấy bạc trong thời hạn 20 năm. Với đặc quyền này, ngân hàng có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình những số tiền lớn.

      Ngân hàng Đông Dương lúc đầu hoạt động có hai chi nhánh ở Nam Kỳ và Ấn Độ. Sau đó hàng loạt các chi điếm hay chi nhánh được thành lập ở Hải Phòng (1885), Hà Nội (1887), Đà Nẵng (1891)… Song song đó, số vốn ban đầu từ 8 triệu frs đã tăng lên 24 triệu (1900), 72 triệu (1920), 157.2 triệu (1946). Từ khi thành lập đến năm 1946, hội đồng quản trị có quyền lực rất lớn, tự chỉ định chủ tịch và phó chủ tịch ngân hàng. Những người quản lý được chỉ định bởi đại hội cổ đông và theo đề nghị của hội đồng quản trị.

       Ngoài việc ngân hàng Đông Dương phụ trách giải quyết vấn đề tiền tệ, mà còn phải giải quyết vấn đề tín dụng. Hệ thống này được chỉ định để đáp ứng với các điều kiện kinh tế và xã hội Đông Dương. Bản chất các hoạt động của ngân hàng được thể hiện rõ nét trong bảng sau:

NĂM HOẠT ĐỘNG HỐI ĐOÁI CHIẾT KHẤU

(trả trước kì hạn)

ỨNG TRƯỚC TRÊN HÀNG HOÁ CHO VAY TRÊN THU HOẠCH
1914

1919

1920

1921

1.045.979

3.273.289

4.480.180

4.682.562

176.080

475.808

794.608

721.379

82.057

204.807

252.112

125.376

445

255

135

181

Bảng 1. Bản chất của các hoạt động thực hiện (1914 – 1921)

     Qua bảng trên, con số cho vay trên thu hoạch không đáng kể đã gây ra những cuộc phản đối chính quyền Pháp về việc rút đi đặc quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng Đông Dương.

      Ngân hàng Đông Dương không thích việc đầu tư vốn của mình vào những hoạt động không có lợi thế của một sự kết thúc nhanh chóng và một hiệu suất có lãi. Trong khi đó, việc trả trước kì hạn của các kì phiếu bảo đảm việc vay mượn trên các mặt hàng hoá phong phú trên thị trường quốc tế và trong những tỷ lệ lớn hơn nữa, các hoạt động chiết khấu và hoa hồng phí tổn được tạo nên do sự không ổn định của các tiền tệ Viễn Đông và việc phát triển của các chi điếm của nó trên các thị trường châu Á. Từ những vấn đề trên đã thôi thúc ngân hàng Đông Dương hoạt động nhằm theo đuổi những lợi nhuận chắc chắn hơn và có lợi hơn.

     Sự khôn khéo về tài chính đã giúp ngân hàng Đông Dương vượt qua những khó khăn. Từ năm 1916, giá bạc tăng mạnh đã không có tác động lớn đến giá hối đoái Đông Dương, trong khi ở Trung Quốc là nước mua bạc kim loại lại thấy một phần lớn tiền dự trữ của mình bị các nước khác thu hút. Vì vậy, tầm quan trọng của dự trữ ngân hàng là một dấu hiệu của sức mạnh tài chính. Đây là một ưu thế làm cho ngân hàng trở thành một tổ chức điều hoà hối đoái mà chính phủ Pháp ở Đông Dương cần đến.

2. Vai trò tài chính.

       Hoạt động của ngân hàng Đông Dương còn tham gia tích cực vào việc sáng lập và phát triển các hội tín dụng nông nghiệp và đất đai, các xí nghiệp có các công trình lớn và công trình công cộng, cấp nước và điện, đường sắt, …

     Ngân hàng dùng tiền thu được vào việc tham gia các công việc của thuộc địa. Năm 1920, khoảng 90% hoạt động của ngân hàng là tham gia vào các công việc của Đông Dương. Ngân hàng huy động vốn của chính quốc để đầu tư thành lập ngành quan trọng trồng cao su ở Đông Dương, khai thác các mỏ than và mỏ thiếc…, đã góp một phần vào việc phát triển kinh tế ở Đông Dương.

     Những việc tham gia chủ yếu của ngân hàng Đông Dương ở các công ty hay xí nghiệp như:

  • Đường sắt: có Công ty đường sắt Nam Đông Dương, Công ty Pháp đường sắt Đông Dương và Vân Nam…
  • Xí nghiệp công nghiệp: Nhà máy rượu Đông Dương, Công ty bông sợi Bắc Kì, …
  • Đồn điền cao su: Công ty đồn điền cao su Đông Dương, Công ty cao su Đồng Nai, Công ty Đông Dương đồn điền hợp nhất Minot, …
  • Khai mỏ: Công ty mỏ than Bắc Kì của Pháp, Công ty mỏ than và mỏ kim loại Đông Dương, …
  • Vận tải: Hãng vận tải đường sông Nam Kì, Công ty hàng hải Đông Dương, Công ty vận tải ô tô Đông Dương, …
  • Ngân hàng và tín dụng ruộng đất: Tín dụng ruộng đất Viễn Đông, Ngân hàng Pháp – Hoa, Tín dụng ruộng đất nông nghiệp Đông Dương, …

        Từ năm 1900 đến năm 1930, tài khoản “Tham dự về tài chính của ngân hàng Đông Dương” tăng lên đều đặn hàng năm.

NĂM TỔNG SỐ TIẾN (đồng francs)
1900

1905

1910

1915

1920

1925

1930

1939

113.743

3.468.895

4.983.789

5.122.370

1.687.306

4.282.128

8.883.523

55.698.316

Bảng 2. Sự tiến triển việc tham gia tài chính của ngân hàng Đông Dương trong các công việc kinh doanh ở Đông Dương và hải ngoại (Trích Báo cáo năm của Hội đồng quản trị ngân hàng Đông Dương). 

        Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ngân hàng Đông Dương mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua tự đảm bảo việc kiểm soát hai cơ sở ngân hàng là ngân hàng Pháp – Hoa, công ty tài chính và thuộc địa. Ba cơ sở này hợp thành một nhóm tài chính duy nhất. Với tư cách là ngân hàng kinh doanh, nó đã đem lại nguồn lợi tức khổng lồ.

NĂM TIỀN LÃI (đồng francs) HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1875

1885

1895

1905

1914

1919

1920

1921

1922

1923

1927

1939

84.000

393.653

645.760

2.665.834

6.633.924

14.077.323

20.642.421

22.854.714

26.419.973

30.193.000

53.533.000

111.371.000

23.969.033

145.233.603

222.055.482

905.670.490

1.493.334.892

4.766.311.835

6.983.950.717

6.718.444.766

7.900.288.650

 

 

 

Bảng 3. Tiền lãi và hoạt động kinh doanh do ngân hàng Đông Dương thực hiện trong các

vùng đất thuộc Pháp ở hải ngoại và ở nước ngoài

     Từ năm 1875 đến năm 1885, số doanh thu của ngân hàng tăng gấp 6 lần, khối lượng tiền lãi tăng gấp 5 lần.

     Từ năm 1885 đến năm 1905, khối lượng tiền lãi tăng gần 6 lần.

    Từ năm 1905 đến năm 1914, khối lượng tiền lãi tăng gần gấp 3 lần.

    Tiền lãi không bao giờ ngừng phát triển “từ năm 1934 đến năm 1944, trong 10 năm, nó đã thực hiện được 550 triệu lãi gộp và tích luỹ được hơn 160 triệu tiền dự trữ”[1].

     Tóm lại, sự hiện diện của thực dân Pháp được đánh dấu từ đầu bởi việc tổ chức một ngân hàng vững mạnh. Ở Đông Dương, ngân hàng Đông Dương phát triển là nhờ các đặc quyền mà chính quyền Pháp giao, hoạt động hối đoái, ở những kỳ tung vốn cho vay, tham dự các vấn đề tài chính và kiểm soát tất cả các tài sản của chính quyền thuộc địa “vì nó nắm tài khoản hiện hành của ngân khố Đông Dương”[2].

[1]  Lê Thành Khôi, Nước Việt Nam, Lịch sử và văn minh, Paris, 1955, tr.59.

[2]  R.Guiart, Tạp chí Kinh tế chính trị, số tháng 5-1954.