2,2K
- Khi nào vẽ biểu đồ cột: thể hiện sản lượng, số lượng, quy mô đối tượng…và không có 5 từ khóa (tỉ trọng, cơ cấu, tăng trưởng, phát triển và biến động)
- Các dạng biểu đồ
- Cột đơn
- Cột nhóm 1 đơn vị (1 trục tung – L)
- Cột nhóm 2 đơn vị (2 trục tung – U)
- Cột chồng: đơn, nhóm, chồng % – có yêu cầu & có tổng các giá trị
- Cột thanh ngang đơn, nhóm – có yêu cầu & tên đối tượng dài
- Lưu ý cách vẽ cơ bản
- Chia trục tung: lấy giá trị lớn nhất trong bảng số liệu, làm tròn lên với con số dễ chia, ví dụ 18,5 triệu tấn => 20 triệu tấn; phân chia các khoảng hợp lý, tốt nhất chia cho 10 ô tập (cm)
- Chia trục hoành: lấy năm cuối trừ năm đầu ta được khoảng cách năm; nếu nhỏ hơn 14 thì cho mỗi năm bằng 1 ô (cm); nếu lớn hơn 14, ta chia cho 10 rồi làm tròn lên.
- Biểu đồ cột không được dính sát trục, cột đầu tiên phải cách trục tung 1 – 2 ô tập, không vẽ dính như dạng biểu đồ đồ thị.
- Biểu đồ hình chữa U thì có hai trục tung, hai trục cách đều hai cột trong biểu đồ, đều xuất phát từ gốc 0.
- Bài có 1 đối tượng => chia theo tim cột, hoặc khoảng cách từ cột gốc đầu tiên.
- Bài có 2 -3 đối tượng => vẽ năm đầu làm chuẩn, chia theo khoảng cách từ vách sẽ nhanh và chính xác hơn, xem như 3 đối tượng là 1 cột gom lớn.
- Kí hiệu: +; -; x; / tránh kí hiệu trái tim, ca rô dày, vẽ giun, đô la, chấm bi,… vừa mất thời gian vừa xấu; cột nào lớn thì không nên kí hiệu mà để trắng.
- Vẽ theo thứ tự bảng số liệu cho, chú thích cũng vậy.
- Ghi số liệu trên cột, gọn gàng, cột chồng thì ghi giữa từng cột bị chồng – trên cùng ghi tổng.
- Trình bày tất cả bằng thước và bút bi.