Mã vạch là những đoạn mã trắng đen mà chúng ta vẫn thường thấy khi mua hàng hóa. Thế nhưng bạn có biết rằng không phải mã vạch nào cũng giống nhau mà còn được phân loại? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại mã vạch cũng như ứng dụng của từng loại trong thực tế.
Mã vạch là gì?
Mã vạch là một loại mã sử dụng các đường thẳng đứng màu đen có độ dày và chiều cao khác nhau, khoảng trắng cùng các con số.
Mã vạch được sử dụng để xác định các sản phẩm cụ thể và thông tin về chúng. Máy tính được liên kết với máy quét có thể đọc các mã này và truy xuất dữ liệu cho sản phẩm đó.
Ngày nay, mã vạch không chỉ được tìm thấy trên các mặt hàng bán lẻ và còn có trên sách, các loại giấy phép, vé máy bay, giấy tờ tùy thân… Chúng giúp việc quản lý thông tin quan trọng về con người hoặc sản phẩm trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mục đích của việc sử dụng sử dụng
Mã vạch đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm bán lẻ, sản xuất và hậu cần. Dưới đây là một số mục đích chính của mã vạch:
- Nhận dạng sản phẩm
Mã vạch có thể được sử dụng để nhận dạng sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng. Mã vạch chứa thông tin về sản phẩm như tên, giá cả, mô tả, thành phần và các thông tin khác. Khi được quét, thông tin này có thể hiển thị trên màn hình hoặc được sử dụng để tìm hiểu thêm về sản phẩm.
- Quản lý hồ sơ và tài liệu
Khi tài liệu và hồ sơ được gắn mã vạch, các thông tin về chúng có thể được nhập và quản lý trong hệ thống quản lý tài liệu. Nhân viên có thể sử dụng máy quét mã vạch để quét và cập nhật thông tin về tài liệu và hồ sơ một cách dễ dàng.
- Quản lý hàng tồn kho
Mã vạch giúp theo dõi và quản lý hàng tồn kho trong các ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng. Nó giúp định danh và kiểm soát số lượng hàng hóa, vị trí lưu trữ, ngày hết hạn và các thông tin khác liên quan đến hàng tồn kho.
- Theo dõi lô hàng
Mã vạch được sử dụng để theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển và giao nhận. Mỗi khi hàng hóa được chuyển đi, mã vạch sẽ được quét và cập nhật trong hệ thống theo dõi. Điều này giúp theo dõi vị trí và tình trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và đảm bảo việc giao nhận hàng hóa đúng và đầy đủ.
- Thanh toán
Hiện nay, mã vạch được sử dụng rộng rãi trong dịch vụ thanh toán tại những cửa hàng tiện lợi, quán ăn, shop thời trang,… Chẳng hạn như một số nhà hàng cung cấp mã QR để khách hàng quét khi thanh toán chuyển khoản thay vì phải nhập tay số tài khoản.