Trang chủ Chuyên môn Trực khuẩn lao

Trực khuẩn lao

bởi Tổ Sinh Học
33 views

Trực khuẩn lao Trực khuẩn lao là nguyên nhân lây nhiễm bệnh lao trong cộng đồng. Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao và tồn tại trong cơ thể rất lâu. Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khả năng lây nhiễm cao khi người mắc bệnh chưa được điều trị.

1. Trực khuẩn lao là gì?

Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) là vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium, họ Mycobacteriaceae. Giống Mycobacterium là nhóm vi khuẩn kháng cồn kháng acid, gồm có 71 loài, trong đó chỉ có một số ít gây bệnh trên người và động vật. Vi khuẩn lao được phân lập bởi Robert Koch vào năm 1882, tỷ lệ mắc bệnh lao giảm xuống sau sự ra đời của 2 loại thuốc là Streptomycin vào năm 1946 và Rimifon vào năm 1952. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh lao lại có dấu hiệu tăng trở lại và khó điều trị hơn do lao kháng thuốc chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng.

2. Hình thái trực khuẩn lao

Hình thái của trực khuẩn lao thanh mảnh, hơi cong, không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Kích thước 0,4 x 3 – 5mm. Nhuộm Ziehl – Neelsen thì vi khuẩn lao bắt màu đỏ, và không nhuộm được bằng phương pháp thông thường. Trực khuẩn lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, nhiệt độ thích hợp là 37 độ C. Trong môi trường nuôi cấy giàu chất dinh dưỡng Lowenstein- Jensen (chủ yếu khoai tây, lòng đỏ trứng gà, asparagine, glycerin 0,75%), sau 4-6 tuần vi khuẩn lao mới hình thành khuẩn lạc điển hình do tốc độ phân chia chậm 18 giờ/lần. Trực khuẩn lao đề kháng cao trong môi trường khô hanh. Trong đờm, vi khuẩn có thể tồn tại được vài tuần, trong đờm khô có thể được 2 tháng. Hóa chất diệt vi khuẩn lao phải dùng với nồng độ cao, thời gian tiếp xúc đủ lâu (Crezyl 5%, phenol 5%, lysol 3%, Formol 3-8%). Độc tố của vi khuẩn lao chủ yếu liên quan đến thành phần lipid ở vách tế bào. Vi khuẩn lao có khả năng sống sót trong đại thực bào sau khi bị thực bào. 3. Bệnh lao là gì? Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khả năng lây nhiễm cao khi người mắc bệnh chưa được điều trị. Giai đoạn lây bệnh mạnh nhất là toàn phát khi bệnh nhân có biểu hiện sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn lao là khác nhau. Có những người vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể mà không gây bệnh trong suốt cuộc đời nhưng cũng có người chỉ sau vài tuần sau khi tiếp xúc với người bệnh đã phát bệnh. Do đó, thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào lượng vi khuẩn lây nhiễm, tiếp xúc với người bệnh càng nhiều thì lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể càng cao. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người khỏe mạnh được tiêm phòng lao, khi vi khuẩn xâm nhập hệ miễn dịch sẽ kích thích tiêu diệt vi khuẩn lao. Đối với những người có sức đề kháng yếu, khả năng vi khuẩn tồn tại, nhân lên và gây bệnh là rất cao. Đặc biệt là những người mắc bệnh HIV, đái tháo đường, phụ nữ mang thai, cho con bú, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Có những người vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể mà không gây bệnh trong suốt cuộc đời Bệnh lao là bệnh có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị. Thời gian điều trị lao kéo dài 8 – 9 tháng do vi khuẩn lao phát triển chậm. Trong thời gian điều trị, cần phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau, thời gian đầu kết hợp 4 loại thuốc, sau đó giảm xuống còn 2 – 3 loại. Nếu người bệnh không tuân thủ điều trị, nguy cơ lao kháng thuốc là rất cao. Điều trị lao kháng thuốc cần sử dụng nhiều loại thuốc hơn, thời gian điều trị lâu hơn, khả năng tử vong cũng cao (40-60%). Vì sao cần tiêm phòng Lao cho trẻ sơ sinh 4. Tiêm phòng lao là cách phòng bệnh hiệu quả Tiêm phòng lao là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn lao. Vắc-xin phòng lao là vắc-xin sống giảm độc lực. Trong vắc-xin tồn tại vi khuẩn lao đã được làm suy yếu, không còn khả năng gây bệnh. Vắc-xin được tiêm vào sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể miễn dịch, phòng ngừa nhiễm lao. Vắc-xin phòng lao được chỉ định trên các đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; người lớn chưa được tiêm phòng lao thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm; người chưa tạo phản ứng miễn dịch. Vắc-xin chỉ cần tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại hoặc tiêm mũi bổ sung. Sau khi tiêm thường nổi một nốt nhỏ, nốt sẽ tự biến mất sau khi tiêm 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện vết đỏ, vết này sẽ tự lành và để lại sẹo với kích thước tầm  5mm. Đây là minh chứng cho cơ thể đã tạo miễn dịch.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/hinh-thai-cua-truc-khuan-lao/