Trang chủ Chuyên mônĐịa lý Nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ 1 – Môn Địa lí 10 (2018-2019)

Nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ 1 – Môn Địa lí 10 (2018-2019)

bởi Địa Lý Tổ
33 views

Trường: ………………………………………………………

Lớp: ……………………………………………………………

Họ và tên:……………………………………………………

 

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 10 – HỌC KÌ 1

(NĂM HỌC 2018 – 2019)

 

  1. LÍ THUYẾT

Câu 1Mùa là gì? Trình bày sự phân chia mùa trong năm. Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân chia mùa.

  • Mùa là 1 phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
  • Sự phân chia mùa:
    • Các nước theo dương lịch:
Thời gian Bắc bán cầu Nam bán cầu
21/3 – 22/6 Mùa xuân Mùa thu
22/6 – 23/9 Mùa hạ Mùa đông
23/9 – 22/12 Mùa thu Mùa xuân
22/12 – 21/3 Mùa đông Mùa hạ
  • Các nước sử dụng âm-dương lịch: mùa thường bắt đầu sớm hơn 45 ngày.
  • Nguyên nhân sinh ra mùa: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong không gian khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời.
  • Ý nghĩa: vận dụng vào đời sống và sản xuất (nông nghiệp, du lịch….)

 

Câu 2: Trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

  • Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ (trừ 2 cực) → Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.
  • Biểu hiện:

+ Bắc bán cầu:       vật chuyển động lệch về bên phải.

+ Nam bán cầu:     vật chuyển động lệch về bên trái.

  • Lực Côriôlit tác động tới hướng chuyển động của các khối khí, hướng gió, dòng biển…

 

Câu 3: Trình bày sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất.

* Phân bố theo vĩ độ địa lí

  • Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực.
  • Biên độ nhiệt năm tăng dần từ xích đạo đến cực.

* Phân bố theo lục địa và đại dương

  • Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
  • Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

* Phân bố theo địa hình

  • Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,6oC
  • Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

 

 

Câu 4: Trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

*  Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

  • Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
  • Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
  • Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.
  • Mưa càng ít khi càng về gần hai cực.

*  Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

  • Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng
  • Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió…

 

Câu 5: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

  • Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm:
    • Miền khí hậu nóng, những nơi địa hình thấp ở vùng ôn đới: mùa là nguồn cấp nước chủ yếu.
    • Miền ôn đới lạnh, núi cao: băng tuyết là nguồn cấp nước chủ yếu.
    • Vùng đất, đá thấm nước: nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa chế độ nước sông.
  • Địa thế, thực vật, hồ, đầm:
    • Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng (do độ dốc địa hình).
    • Thực vật và hồ, đầm đều có tác dụng điều hòa sòng chảy, giảm lũ.

 

Câu 6: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

  1. Khí hậu.

Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  • Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định.
  • Nước và độ ẩm không khí là môi trường để sinh vật phát triển.
  • Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của sinh vật.
  1. Đất :

Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật do khác nhau về đặc lí, hoá và độ ẩm.

  1. Địa hình.
  • Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
  • Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
  • Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau.
  1. Sinh vật.
  • Thực vật và động vật có quan hệ chặt chẽ về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
  • Nơi thực vật phát triển mạnh thì động vật cũng phát triển và ngược lại.
  1. Con người.
  • Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật. Con người thay đổi phạm vị phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố hoặc có thể làm cho một số loài bị suy giảm, tuyệt chủng… (HS tự lấy ví dụ)

 

Câu 7: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hòa chỉnh của lớp vỏ địa lí. Cho ví dụ.

  • Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
  • Nguyên nhân: tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực; chúng luôn xâm nhập vào nhau và trao đổi vật chất, năng lượng với nhau.
  • Biểu hiện: Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
  • Ý nghĩa thực tiễn: cần nghiên cứu kỹ càng và toàn diện các điều kiện địa lí của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

 

Câu 8: Hãy trình bày cơ cấu dân số theo độ tuổi. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đói với việc phát triển kinh tế – xã hội?

  • Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
  • Có 3 nhóm tuổi chính:

+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).

+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.

  • Các nước phát triển thường có cấu trúc dân số già, các nước đang phát triển thường có cấu trúc dân số trẻ.

Một số gợi ý

* Cơ cấu dân số già:

  • Thuận lợi: Tỉ lệ phụ thuộc ít, người lao động có kinh nghiệm, trình độ cao
  • Khó khăn: Thiếu lao động, chăm sóc y tế cho người già, nguy cơ suy giảm dân số…

* Cơ cấu dân số trẻ:

  • Thuận lợi: lao động và nguồn dự trữ lao động dồi dào
  • Khó khăn: Nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm, các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục…

 

  1. KỸ NĂNG
  2. Kỹ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ
  • Điền lên bản đồ thế giới các vành đai khí áp và các đới gió chính.
  • Xác định một số đới và kiểu khí hậu chính dựa trên các biểu đồ khí hậu.
  1. Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên, mật độ dân số
  • Tỉ suất gia tăng tự nhiên: là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô.

Gọi:    Tg là tỉ suất gia tăng tự nhiên (%)

S  là tỉ suất sinh thô (‰)

T là tỉ suất tử thô (‰)

Ví dụ: Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên một số châu lục trên thế giới năm 2005

Châu lục Châu Âu Châu Á Châu Phi Châu Đại Dương
Tỉ suất sinh thô 10 20 38 17
Tỉ suất tử thô 11 7 15 7
Tỉ suất gia tăng tự nhiên        

 

  • Tính mật độ dân số:     Mđds = số người/diện tích        (người/km2)

(lưu ý phép tính này phải làm tròn đến số nguyên dương)

  1. Vẽ biểu đồ cột ghép (cột nhóm) (1 hoặc 2 đơn vị)
  2. Nhận biết:

– Đề bài yêu cầu thể hiện sản lượng, số lượng, quy mô đối tượng… , có 2 hoặc nhiều đối tượng và không có 5 từ khóa (tỉ trọng, cơ cấu, tăng trưởng, phát triển và biến động).

  1. Một số lưu ký khi vẽ, nhận xét:

Vẽ biểu đồ cột: (học sinh vẽ biểu đồ bằng viết mực)

  • Tên biểu đồ ghi chữ IN HOA, phía trên; ghi đơn vị ở các đầu trục (trục đơn vị và trục hoành).
  • Chia thước tỉ lệ (ghi số rõ, gạch rõ từng nấc/đoạn)và khoảng cách năm rõ ràng, hợp lí. Đối với cột đơn thi khoảng cách năm sẽ lấy từ tim cột; nhưng với cột ghép thì nên tính từ bìa cột cho dễ vẽ.
  • Các cột phải có độ rộng bằng nhau; Ghi số liệu trên đầu các cột, không nối các đỉnh cột lại.
  • Cột đầu tiên không được dính sát vào trục tung mà phải cách ra tối thiểu 1 ô hoặc 1cm
  • Bài cho 2 hoặc 3 đối tượng (yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ cột) mà có cùng đơn vị thì vẽ cột ghép và vẫn sử dụng một trục tung (đơn vị). Nhưng nếu bài có hai đơn vị thì phải sử dụng hai trục tung (2 trục đơn vị).
  • Ghi chú thích phía dưới (nếu có)

 

Nhận xét:

  • Một số điểm lưu ý chung:
    • Nhận xét ngắn gọn, đủ ý chính, không lan man (thường không quá 8 dòng).
    • Không giải thích khi đề không yêu cầu, nếu có giải thích thì nên dựa vào bài học.
    • Nên xuống dòng ở mỗi ý.
    • Không nhận xét : “tăng giảm không đều”mà chỉ có thể nói:
      • Tăng có liên tục hay không? Bao nhiêu ? (dẫn chứng cụ thể)
      • Hoặc giảm có liên tục hay không, bao nhiêu? (dẫn chứng cụ thể)
  1. Bài tập minh họa

Bài 1:          Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG THAN VÀ DẦU MỎ Ở NƯỚC TA TỪ NĂM 1995 – 2007 (triệu tấn)

Sản lượng 1995 2000 2005 2007
Than 8,4 11,6 43,1 42,5
Dầu mỏ 7,6 16,3 18,5 15,9
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng than và dầu mỏ ở nước ta từ năm 1995 – 2007 (HS tự làm)
  2. Nhận xét.

– Từ năm 1995 đến 2007, sản lượng than và dầu thô của Việt Nam ………., trong đó:

+ Sản lượng than tăng không liên tục, tăng ……. triệu tấn

+ Sản lượng dầu thô tăng ………………, tăng ….. triệu tấn

– Trong cả giai đoạn, sản lượng khai thác ……… tăng nhanh hơn sản lượng………………

→ Sản lượng than và dầu thô khai thác của Việt nam đều tăng do nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

Bài 2:                   Cho bảng số liệu:

ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1992 – 2005 (triệu con)

Vật nuôi 1992 1996 2002 2005
1281 1320 1360 1372
Lợn 865 923 939 976
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện đàn bò và đàn lợn của thế giới thời kì 1992 – 2005
  2. Nhận xét.

— Chúc các em ôn tập và thi tốt —